Chào Thiếu Tướng Lần Cuối

  

SANTA ANA, California: Hai sự kiện gây nhiều chú ư trong dư luận đều xảy ra trong một ngày chủ nhật đẹp trời tại Miền Nam California, nơi từ lâu vẫn được đồng hương xem là thủ phủ của người Việt tị nạn tại hải ngoại.

 

Hơn 8000 người đă vui vẻ, bỏ hết thời giờ cuối tuần để cùng nhau t́m đến nơi họ có thể đóng góp một chút ǵ đó cho đồng đội, đồng hương, đồng bào kém may mắn c̣n kẹt lại quê nhà, những người trong suốt 36 năm qua, hàng ngày đă phải gánh chịu biết bao đớn đau, dày xéo, trong tâm hồn và trên thân xác. Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH lần thứ V, tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, đă thêm một lần nữa, ghi đậm dấu ấn thành công về sự đóng góp cả tinh thần lẫn vật chất của những người anh em cùng chiến tuyến, qua không gian và thời gian cách biệt, vẫn c̣n măi giữ được sự gắn bó chân thành, tương thân, tương ái của tâm t́nh huynh đệ chi binh qua một thời đau thương nghiệt ngă v́ chiến tranh và thời cuộc. Dù hoàn cảnh chia ĺa và khó khăn đến đâu, hôm nay và ngày mai, hy vọng tinh thần này sẽ măi măi bền lâu. Hăy giữ lấy “Ân T́nh Một Thời C̣n Đó” cho những người đă hy sinh thân thế cho chúng ta được sống c̣n ở nơi này.

 

 Cũng cùng một thời gian trong ngày chủ nhật, cách Bolsa 30 dặm về hướng đông bắc, tại nghĩa trang mang cái tên thơ mộng “Vườn Hồng” (Rose Hill)  đă diễn ra cuộc chia tay cuối cùng  giua 300 khach va bang huu với  một người lính chiến của quân lực VNCH, khi tàn cuộc, may mắn không phải gánh chịu những đau đớn thể xác như các anh. Người lính chiến đó, một thời ngang dọc tung hoành, một thời trải qua bao nhiêu thăng trầm, vinh nhục suốt chiều dài của 2 cuộc chiến trước đây, nay đă vĩnh viễn ra đi, chỉ c̣n lại trên bàn thờ b́nh Tro Cốt được các bằng hữu lần lượt đến chào kính chia tay. Thân xác ông Nguyễn Cao Kỳ, kể từ nay, không bao giờ c̣n thấy lại ở bất cứ nơi nào trên địa cầu này. Ông mất đi, trước tiên để lại niềm đau tử biệt cho chính những người thân yêu trong gia đ́nh ông. Ra ngoài, cũng không thiếu kẻ khen, người chê, theo thói đời thường t́nh. Những lời gièm pha, châm biếm, chỉ trích, phê b́nh ông thường xuyên xuất hiện, có lúc ồ ạt, trên các trang mạng, báo chí, truyền thanh, truyền h́nh. Tuy nhiên những đồng t́nh, khen thưởng, tán tụng, thậm chí biết ơn cũng không ít , cũng xuất hiện song song trên các phương tiện truyền thông nêu trên.

 

Để phần nào t́m hiểu thêm về nhân vật mang tính thời sự của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động lạ thường gần đây của dân tộc, chúng tôi đă cố liên lạc với cựu đại tá Lê Khắc Lư, xin phép được thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với ông hầu gởi đến độc giả những nhận xét của ông về cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng là cấp chỉ huy của ông ngày xưa.

 

 Đại tá Lê Khắc Lư, từng giữ nhiều chức vụ chỉ huy cao cấp trong cùng một thời gian với ông Nguyễn Cao Kỳ: Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngăi, tư lệnh biệt khu 24, Chỉ huy BĐQ vùng 2, Tham mưu trưởng quân đoàn I, Tham mưu trưởng quân đoàn 2 cho đến ngày rời Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975.

 Tướng Kỳ có vẻ nổi hơn ở những chức vụ như: Chỉ huy trưởng Liên phi đoàn 83, Phi đoàn vận tải, Tư lệnh không quân, Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, Phó tổng thống VNCH. Cả 2 vị đều định cư rất sớm tại Hoa Kỳ, đều không bị nếm trải dù một ngày những hành hạ, tủi nhục bởi phe thắng trận như các chiến hữu của họ không may c̣n kẹt lại. Đại tá Lê Khắc Lư, sau khi qua Mỹ đă có cơ hội đi học lại để sau đó, làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Cao Kỳ bước ngay vào kinh doanh: mở tiệm rượu, mở vựa bán tôm. Đại Tá Lê Khắc Lư không muốn gặp gỡ bất cứ viên chức cộng sản nào. Ông Nguyễn Cao Kỳ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi cùng các viên chức công sản lớn bé sau năm 2004. Điểm đặc biệt, ông Nguyễn Cao Kỳ thường xuyên về Việt Nam sau năm 2004 trong khi đại tá Lê Khắc Lư chưa bao giờ trở lại Việt Nam sau ngày di tản.

Dưới đây, chúng tôi xin ghi lại toàn bộ cuộc trao đổi cùng đại tá Lê Khắc Lư, nhân lần gặp ông tại tang lễ cố ḥa thượng Thích Hạnh Đao.

 

Là một chiến sĩ QLVNCH, đại tá cảm nhận ǵ khi hay tin cấp chỉ huy ḿnh, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, đă ra đi?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Sự ra đi của ông Kỳ, một khuôn mặt để lại rất nhiều suy nghĩ trái ngược nhau của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Có người ủng hộ ông hết sức nồng nhiệt, nhưng cũng không ít người chống đối, có thể nói là quá khích và mạnh bạo về thái độ chính trị của ông. Trước hết, nói về ông Kỳ, tôi nghĩ “Ông Kỳ đă thất bại về chính trị.” Ông không phải là một chính trị gia. Việc ông bỗng nhiên gắn liền với chính trị trong khúc quanh lịch sử của đất nước, tôi cho là thời cuộc đưa đẩy. Sự nghiệp của ông nhanh chóng lên đến đỉnh cao quyền lực quốc gia đă cho thấy ông không có sự chuẩn bị đầy đủ như các chính trị gia khác. Như chúng ta thấy, tại Hoa Kỳ, các vị lănh đạo đều được đào tạo ngay từ lúc nhỏ. Các Tổng thống Kennedy, Reagan, Nixon là những điển h́nh. Phần lớn đều trưởng thành qua các chức vụ dân cử từ thấp đến cao. Tôi muốn nói trường hợp này không riêng cá nhân ông Kỳ, rất nhiều vị đều do thời cuộc đưa đẩy. Cũng v́ thế mà cuối cùng, ông đă thất bại.

 

Là người giữ chức vụ tỉnh trưởng một tỉnh tại miền Trung, đứng đầu tổ chức hành chánh địa phương, theo ông, thời gian ông Kỳ đảm nhiệm vai tṛ Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, chính phủ ông Kỳ có đem lại thành quả đáng kể nào cho quốc gia, dân tộc không?

 

ĐT Nguyễn Khắc Lư: Đó là một điểm gây ra nhiều mâu thuẫn. Như tôi đă nói lúc đầu, kẻ tán thành luôn nói lên những thành quả, tuy nhiên, phần lớn cũng phản bác, cho rằng không phải như vậy. Với tôi, việc đảm nhiệm chức vụ tỉnh trưởng Quảng Ngăi, ngay sau khi cuộc cách mạng 1963 thành công, là do sự chỉ định của thượng cấp dựa trên điều kiện chính trị tại địa phương, lúc đó cần một vị sĩ quan đứng đầu để làm cho t́nh h́nh Quảng Ngăi được ổn định hơn. Khi tôi hết làm tỉnh trưởng và đi du học Hoa Kỳ, lúc đó, ông Kỳ đứng ra làm Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương. Khi tôi trở về, ông Kỳ vẫn c̣n tại chức. Tôi theo dơi t́nh h́nh và biết được chủ trương cùng khẩu hiệu tiêu biểu cho đường lối của chính phủ ông là “Chính phủ người Nghèo,” Ông cho người dân lao động nghèo quyền sở hữu xe Lam và Taxi để làm kế sinh nhai. Nh́n qua, thấy rất là phấn khởi, tạo được niềm tin, thế nhưng đi sâu, chỉ thấy thực hiện riêng ở Saigon không mà thôi, không thấy người Nghèo nào được bênh vực trên b́nh diện toàn quốc cả. Ông chỉ nói và làm chung quanh Saigon thôi trong khi chức vụ của ông Kỳ thời đó là lo cho cả nước chứ không riêng Saigon . Qua một điểm này thôi, chúng ta thấy ông cũng không có thành tựu nào nổi bật cho vai tṛ của ông thời đó trên toàn quốc. Phía người chống đối đă nêu ra những việc làm không trung thực từ phía chính phủ. Với chiêu bài “Chính phủ của người Nghèo” nhưng thực tế, chỉ có người giàu hưởng lợi mà thôi. Việc này, thực tế tôi cũng chỉ ghi nhận tại địa phương thôi. Như việc thành lập “Đoàn Thanh Niên Trừ Gian,” thế nhưng phần lớn tin tức đưa ra là chính đoàn thanh niên trừ gian này lại làm nhiều điều “Gian Hùng” hơn ai hết. Có thể ông đă làm nhưng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc không kiểm soát được những hành động không tốt, khiến đưa đến nhiều h́nh ảnh xấu về chính phủ của ông như người dân đă nhận định và gởi đến cho ông như vậy. Tôi thực sự chưa thấy ông Kỳ làm được điều ǵ mang lại công lao lớn cho quốc gia và người dân, lúc ông đảm nhiệm chức vụ ngang với thủ tướng của nền đệ nhị Cọng Ḥa.

 

Là một nhà quân sự thuần túy, ông có nhận định nào về thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ xét dưới lăng kính này?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Tôi phải nói thật cùng anh thế này: khi ông hô hào Bắc tiến, thêm vào việc ông thân chinh ra bắc ném bom, tôi thấy con đường ông đi là” Đúng Nhất, Hay Nhất,” phải nói mọi người đều hài ḷng và cho rằng ông làm được. Tôi là một trong những sĩ quan hăng hái ủng hộ điều này. Vấn đề chiến lược là như vậy. Thử hỏi nếu ngược lại thời gian, năm 1965, người Mỹ không đổ quân vào miền Nam mà lại đổ quân phía bắc vĩ tuyến 17, liệu anh có nghĩ tôi và anh giờ này ở đây không? Nếu nói bị dư luận thế giới lên án “Xâm Lăng” th́ sự đổ quân vào miền Nam có tránh khỏi phê phán này không? Nên tóm lại, tôi cho rằng ư kiến ném bom và bắc tiến của ông Kỳ là chiến lược thích đáng. Dù nó có mang lại nhiều thiệt hại chăng nữa, t́nh h́nh ngày nay hẳn đă khác. Chỉ tiếc là ông nói và làm tượng trưng để gây tiếng vang chứ không đi vào thực tế.

 

Đại tá nghĩ ông Nguyễn Cao Kỳ đă mang lại sự đoàn kết trong quân đội hay ngược lại, chỉ đem đến sự chia rẽ?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Tôi chỉ nói theo ư kiến riêng qua việc thu thập những tin tức bên ngoài, trong giới sĩ quan cao cấp. Tôi thấy rơ ông Kỳ “không đem lại sự đoàn kết trong quân đội.” Tôi không ở trong hàng ngũ tướng lănh và không phục vụ tại Saigon, dù qua suy luận và tin tức thu lượm đó đây, tôi nhận thấy việc ông Kỳ chủ trương chống đối tổng thống Thiệu gây ra nhiều chia rẽ trong lúc quốc gia cần có sự đoàn kết của những người lănh đạo (Tôi không thuộc phe nhóm của ông Thiệu, dù có nhiều điều sai trái từ phía ông Thiệu nhưng tôi không thể nói ra v́ đó là kỷ luật quân đội) Từ đó, chia ra 2 phía cánh trái và cánh phải dinh Độc Lập. Phía xếp hàng sau lưng ông Thiệu, phía sau lưng ông Kỳ. Tôi thẳng thắn nh́n nhận và bày tỏ là ông Kỳ đă không mang lại sự đoàn kết trong quân đội.

Chuyện Phật Giáo, đại tá có hài ḷng về đường lối đối xử với phật giáo của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những năm 65 – 66 – 67 không ?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Chỗ này tôi phải mở dấu ngoặc: Phật Giáo lúc đó đi quá trớn. Cá nhân tôi là một phật tử, tôi vẫn nh́n thấy Phật Giáo đi quá trớn. Phật giáo phần nào đă mắc phải lỗi lầm này. Tôi hoàn toàn đồng ư cần có sự chống đối nếu cần thiết ở bất cứ tôn giáo nào. Nhưng kiểu chống đối của Phật giáo hồi đó là kiểu “Quá Khích,” gây xúc động quần chúng và thiếu xây dựng. Tôi tiếc nhiều việc đă xảy ra thời đó. Trở lại câu chuyện ông Kỳ đưa ông Nguyễn Ngọc Loan ra miền Trung gọi là để dẹp những cuộc tranh đấu lúc ấy, như vái lạy rồi khiêng bàn thờ vào, về phương diện kỹ thuật, phải nói là rất hay. Tuy nhiên về thuần túy chính sách, bên trong c̣n những ǵ không ai rơ. Nhưng nếu sắp xếp được những gặp gỡ để thảo luận cùng các vị Cao Tăng hầu tránh chia hai phe chính quyền và Phật giáo tiếp tục chống đối nhau th́ tôi thấy hay hơn.

 

Nếu không có tướng Nguyễn Ngọc Loan bên cạnh ông Nguyễn Cao Kỳ, liệu ông Nguyễn Cao Kỳ có tồn tại được vào thời đó không?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Cám ơn anh đă đưa ra câu hỏi này. Tôi nghĩ ông Loan đă giúp củng cố địa vị ông Kỳ rất nhiều. V́ sự kiện không xảy ra nên không có câu trả lời đúng câu hỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là rất khó.

 

Sang đến trang sử mới, sau 1975. Là những quân nhân đă cùng chiến đấu trên cùng một chiến tuyến, cho dẫu chung cuộc như thế nào, đứng trước t́nh thế phải lưu vong, ông và ông Nguyễn Cao Kỳ có đồng hành và gắn bó với nhau trong tâm t́nh tha hương tị nạn không?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Tôi nhớ lại trước đây, có lần ông Kỳ về nói chuyện cùng đồng hương tại quận Cam . Người bạn thân của tôi là cố đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt cùng đến tham dự. (Đại tá Kiệt cùng khóa với ông Kỳ) Ông Kỳ thao thao bất tuyệt, đăi ngôn rất nhiều. Vẫn chủ trương chống cộng mạnh và tích cực nhưng lại không quên chửi Mỹ. Ông nói một câu tôi nhớ đời: “Qua đây, tại sao lại đổi tên là Bob, Jack, Diane, Và…” Việc này là vong bản, quên cội nguồn này nọ. Chúng tôi hỏi Ông Kỳ có kế hoạch ǵ mới vào lúc này không? Ông ngang nhiên trả lời “Chúng ta nên chuẩn bị cho kế hoạch ngày về quang phục quê hương.” Qua nhiều lần gặp gỡ ông Kỳ sau này, ông luôn úp mở về một kế hoạch nhằm kích thích người nghe về những biến chuyển to lớn sẽ xảy đến. Nhưng buồn ơi, theo dơi những hoạt động của ông, từ việc mở tiệm rượu tại Huntington Beach , rồi việc mua tôm cá tại New Orleans . Thêm vào chuyện gia đ́nh giữa ông và bà Đặng Tuyết Mai, cơm không lành, canh không ngọt rồi đổ vỡ, đưa tới đoạn cuối là lập gia đ́nh cùng vợ đại tá Ân. Những ǵ tôi vừa nêu ra, dễ cho tôi đi đến kết luận là những ǵ ông Kỳ nói hoàn toàn khác hẳn việc ông làm. Chính ông đă không gây được “thành tích xứng đáng tương xứng với danh tiếng của ông trước năm 75.” Tôi tiếc cho ông Kỳ đă bỏ lỡ cơ hội. Đối với tôi, nên xét ông Kỳ ở hai thái độ: Nếu làm được như cố thủ tướng Sirik Matak của Campuchia trước năm 1975, là từ chối lời mời của đại sứ Mỹ rời khỏi Miên trước khi Khmer Đỏ vào chiếm đóng Nam Vang. Khí tiết đó không có ở ông Kỳ. Thứ hai là sang Mỹ rồi, nên im lặng, sự im lặng c̣n giữ được ḷng kính trọng của đồng hương. Lời tuyên bố của ông tại nhà thờ Tân Sa Châu khó mà quên được. Chính ông đă tự đánh mất danh dự của ḿnh, nên việc đồng hành cùng ông không mấy được ai chấp nhận.

 

Việc ông Nguyễn Cao Kỳ trở về Việt Nam năm 2004, theo ông ta là để “giúp tái thiết, xây dựng đất nước.” Đại tá nghĩ ǵ về sự kiện này và nh́n ông Nguyễn Cao Kỳ ở chiến tuyến nào?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Như tôi đă nói lúc năy, tốt hơn hết là ông Kỳ nên giữ sự im lặng để giữ được sự kính trọng. Việc ông Kỳ quyết định và làm vào năm 2004 là một sai lầm hết sức trầm trọng. Với những việc làm và lời nói chống cộng của ông trước đây, ai ai cũng xem ông là anh hùng, xứng đáng với thời thế tạo ra cho Việt Nam . Tiếc rằng ông đă đi ngược lại tất cả. Đau đớn thay cho những người đă nằm xuống và những ai đang c̣n mong đợi một Việt Nam không cộng sản. Tôi nghẹn ngào nói cùng anh điều này, là nỗi đau chung cho mọi người. Tiếng nói của ông đưa ra để “miệt thị” những người quốc gia trước quân thù. Luồn cúi, nịnh bợ những kẻ đang tâm đàn áp dân chúng chúng ta, tôi thưa anh thật từ đáy ḷng: Là sĩ quan VNCH, tôi xem đây là niềm đau quá lớn của tôi về ông Kỳ. Như tôi đă bắt đầu nhận xét về ông Kỳ là: “Thất bại chính trị.” Người không có lập trường. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng “Ông Kỳ ra đi cho thấy sự không tương xứng với sự nghiệp chính trị quá khứ của ông. Thật lấy làm tiếc cho ông.

 

Cám ơn đại tá đă dành cho VH cuộc nói chuyện này. Thưa đại tá, ngày mai lễ an vị tro cốt ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ diễn ra tại Rose Hill. Loại bỏ mọi thành kiến chính trị, trong cương vị một quân nhân đồng ngũ, ông có đến chào lần cuối vị tướng lănh từng là chiến hữu của ông không?

 

ĐT Lê Khắc Lư: Tôi rất muốn đến chào ông lần cuối. Người quân nhân phải đối xử như vậy nếu điều kiện cho phép. Nhưng lấy làm tiếc, tôi đă có những chương tŕnh dự định trước như dự lễ Vu Lan, dự ĐNH thương phế binh nên không tới chào vĩnh biệt ông ngày mai được. Cho tôi đưa tay chào Thiếu Tướng lần cuối.

 

Hoàng-Giang